Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Kinh nghiệm sửa chữa lò vi sóng an toàn

       Với kinh nghiệm sửa lò vi sóng uy tín cho hàng trăm khách hàng tôi biết rằng đây là một thiết bị rất phổ biến đối với mỗi gia đình hiện đại. Việc sửa chữa lò vi sóng tuy không quá phức tạp nhưng lại là một thiết bị có độ nguy hiểm cao. Một kỹ thuật viên chưa có kinh nghiệm sẽ thao tác sửa chữa một cách kém an toàn dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe chính mình. Nếu để ý trên mỗi lò vi sóng đều có rất nhiều ký hiệu cảnh báo chẳng hạn " Vỏ lò rất nóng không được chạm vào vùng này khi lò đang chạy" , " Vùng có nhiều bức xạ nguy hiểm, không được tháo lắp vỏ ra"...đó là những cảnh báo bạn cần phải tuân thủ trước khi tiến hành bất cứ thao tác kỹ thuật nào. Để đảm bảo tính an toàn thì khi sửa lò vi sóng cần đảm bảo những bước dưới đây

kinh nghiem sua lo vi song
Hãy cẩn thận khi sửa lò vi sóng

1) Khi vận hành lò vi sóng hãy tránh xa ít nhất 1 mét

       Lò vi sóng hoạt động ở điện áp cao và với tần số cực cao cỡ 2.4 Ghz, nó thuộc dạng vi sóng Rada có bức xạ năng lượng sóng điện từ rất mạnh. Bức xạ này hầu hết tác động bên trong lò để làm nóng thức ăn, tuy nhiên một phần sẽ thoát ra ngoài môi trường xung quanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hãy tránh xa nó với một khoảng cách đủ lớn nếu có thể để bảo vệ sức khỏe của mình

2) Phải rút điện phích nguồn và xả tụ cao áp bên trong lò 
     
       Lò vi sóng hoạt động ở điện áp rất cao cỡ 4kV chênh lệch điện áp  giữa vỏ lò (mass) với 2 cực của đèn tạo sóng maghetron. Để không bị điện giật khi đo kiểm thì bạn phải chắc  chắn rút phích nguồn và xả tụ cao áp nhờ bóng đèn tròn 220V, 60W. Trước khi đo kiểm tụ điện cao áp còn sống hay chết thì phải đảm bảo chắc chắn rằng tụ đã được xả hết điện.

xa tu cao ap


3) Không bao giờ được đấu hai cuộn dây sơ cấp của biến áp cao áp với 220V

     Điều này cực kỳ nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khi đã tháo vỏ lò ra thì không bao giờ được thử có điện nếu như hai đầu điện cực của đèn manghetron vẫn được cắm với biến áp cao áp. Biến áp cao áp nếu được cấp nguồn sẽ sinh ra điện áp cao khoảng 2kV có thể phóng điện rất nguy hiểm cho người thợ. Mặt khác khi tháo vỏ ra rồi mà nếu đèn mahetron hoạt động thì sẽ sinh ra bức xạ điện từ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ức khỏe.

bien ap cao ap lo vi song
BIẾN AP CAO ÁP LÒ VI SÓNG RẤT NGUY HIỂM
4) Hãy chắc chắn đóng kín vỏ lò và không làm kẹt quạt gió khi sửa xong

       Sau khi đã thực hiện sửa chữa và đưa lò vi sóng trở về hoạt động ổn định thì hãy chắc chắn quạt thông gió phải chạy. Nếu sơ ý làm quạt không chạy vì làm đứt mạch điện hay làm cánh quạt bị kẹt thì sẽ làm giảm tuổi thọ của lò khi hoạt động lâu dài. Quạt gió nếu không chạy sẽ làm đèn tạo sóng cao tần manghetron vô cùng nóng dẫn đến nó bị chết và cần thay thế.

quat lo vi song
Hãy kiểm tra hoạt động của quạt

      Khi đóng vỏ lò cần chú ý các hèm sắt giữa vỏ lò với thành lò phải được khớp vào nhau chặt chẽ, một khe hở cỡ vài milimet cũng có thể làm bức xạ vi sóng dò ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tổng kết: 

Việc sử dụng và sửa chữa lò vi sóng tuy không quá phức tạp nhưng cần tính cẩn thận và tuyệt đối chấp hành các nguyên tắc an toàn lao động. Các bức xạ vi sóng là không nhìn thấy nhưng nó được biết đến là một nguồn bức xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các bạn mới vào nghề, mới va chạm với thiết bị này cần nắm vững nguyên lý hoạt động của nó để có những hiểu biết nhất định khi sửa nó. Chúc các bạn thành công

Share:
Google Account Video Purchases Việt Nam

1 nhận xét:

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU