Một kiểu đồng hồ vạn năng
Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về chiếc đồ hồ vạn năng được sử dụng như thế nào.
Các bạn nhìn vào hình tôi đã đánh số thứ tự cho các bạn dễ thấy.
(1) COM, N: Đây là lỗ cắm dây đo đen, là dây dùng chung cho mọi chức năng đo.
(2) DCmA: Thang đo dòng điện một chiều.
(3) DCV: Thang đo điện áp một chiều. Dùng để đo pin, ắc quy, các bộ nguồn chỉnh lưu..
(4) Khi kim bị lệch bạn dùng tua vít vặn chỉnh lại kim cho đúng vị trí ban đầu. Để đo được chính xác hơn.
(5) Kim chỉ thị: Cho người dùng biết giá trị cần đo.
(6) ACV: Thang đo điện áp xoay chiều, được dùng đo nhiều điện áp nguồn xoay chiều chưa cấp chỉnh lưu.
(7) Núm tinh chỉnh zero: Trong chế độ đo Ohm thì khi chập que đen que đỏ lại thì kim phải đưa về giá trị 0 (zero). Nếu chưa về 0 thì vặn núm này cho được thì thôi.
(8) Thang đo transistor: Cắm các chân của transistor vào để biết độ khuếch đại dòng của transistor.
(9) Thang đo Ohm: Khi muốn đo giá trị điện trở thì vặn núm xoay về thang đo này.
(10) P, +: Lỗ cắm dây đo màu đỏ được dùng để đo các than đo điện áp, đo điện trở, đo logic, đo thông mạch, kiểm tra pin và đo dòng điện nhỏ.
SAU ĐÂY TÔI SẼ HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG CHI TIẾT.
1) Đo điện áp một chiều:
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo DCV và chọn giá trị lớn nhất để đo nếu bạn chưa biết điện áp cần đo là bao nhiêu. Cắm hai que đo vào điểm cần đo điện áp và nhìn kim chỉ thị ở vạch DCV.
Lưu ý: Khi đo nhớ đặt kim đúng chiều que đen ở mass, que đo ở điện áp dương, nếu đo sai vị trí có thể làm giảm tuổi thọ của đồng hồ.
2) Đo điện áp xoay chiều:
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo ACV và chọn giá trị lớn nhất để đo nếu bạn chưa biết điện áp cần đo là bao nhiêu. Cắm hai que đo vào điểm cần đo điện áp và nhìn kim chỉ thị ở vạch ACV.
Lưu ý: Khi đo nhớ kiểm tra kĩ thang đo mình cần đo, sơ ý sẽ gây ra cháy đồng hồ.
3) Đo điện trở:
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo Ohm và chọn một giá trị gần với giá trị điện trở để đo nếu chưa biết giá trị điện trở cần đo nằm ở khoảng nào thì chọn từ thang đo nhỏ nhất là X1. Chập hai que đo lại với nhau và tinh chỉnh núm xoay(7) để đưa kim về vị trí 0. Sau đó đưa hai que đo vào hai đầu điện trở rồi quan sát kim chỉ thị để đọc kết quả đo.
4) Đo dòng điện một chiều giá trị nhỏ mA
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo DCmA và chọn một giá trị lớn nhất để đo nếu chưa biết giá trị dòng điện cần đo nằm trong khoảng nào. Cho hai que đo vào 2 điểm mà trước đó bạn đã tách ra khỏi mạch điện kín rồi quan sát kim hiển thị và đọc kết quả đo.
5) Đo thông mạch
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo Ohm và chọn giá trị X1. Sau đó đưa hai que đo vào hai đầu dây dẫn nếu kim lên là thông mạch còn kim không lên là bị đứt
Vậy là tôi đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng đồ hồ vạn năng loại đồng hồ kim một cách chi tiết. Có rất nhiều bài viết hướng dẫn trên internet nhưng nếu bạn thấy bài viết của tôi có ích hãy chia sẽ cho bạn bè và để lại nhận xét dưới bài viết để tôi có thể làm tốt hơn nữa. Chúc các bạn thành công.
Nếu bạn đang muốn học sử dụng đồng hồ vạn năng để sửa bếp từ thì có thể kham khảo tài liệu này:
---> TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬA BẾP TỪ CHUYÊN SÂU
LUYỆN TẬP TẠO NÊN SỰ HIỆU QUẢ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét