Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Các dụng cụ cần có của một kỹ thuật viên điện tử, tự động hóa

      Với mỗi ngành nghề đều có những nét đặc thù riêng, trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử thì chúng ta phải đụng chạm với phần cứng rất nhiều. Kỹ thuật điện tử không chỉ cần sự tỉ mỉ, chăm chỉ , tư duy logic mà còn cần cả sự khéo tay khi sử dụng những dụng cụ chuyên dụng trong điện tử. Một võ sư cần binh khí, một bác sĩ cần ống nghe, một người nông dân cần máy cày còn một kỹ thuật viên điện tử cần có những công cụ sau:

1) Những dụng cụ, thiết bị đo lường

Khi làm việc với thiết bị điện tử hầu hết chúng ta phải dựa vào những công cụ này để khảo sát, kiểm tra thiết bị thông qua những thông số vô hình như dòng điện, điện áp, hiệu điện thế, nhiệt độ, điện trở....Những thông số này dễ dàng thu được thông qua những thiết bị này. Những thiết bị đó bao gồm đồng hồ vạn năng, Ampe kìm, máy hiện sóng.

a) Đồng hồ vạn năng:
       Là một thiết bị quan trọng bậc nhất khi đến với nghề điện tử (thiết bị này còn gọi tắt là VOM),  đây là một dụng cụ cho phép người kỹ thuật viên đo được những đại lượng điện cơ bản như hiệu điện thế, điện trở, cường độ dòng điện... Các đồng hồ vạn năng hiện đại còn có thể đo được nhiệt độ, trị số tụ điện, diode, hệ số khuếch đại của transistor, trị số điện cảm, tần số..

su dung dong ho van nang
Chiếc đồng hồ vạn năng mà NVT đang dùng
b) Ampe kìm

      Mặc dù một chiếc đồng hồ vạn năng  có khả năng đo dòng điện nhưng sử dụng chức năng này khá phức tạp và không an toàn nên người ta sử dụng một thiết bị đo dòng an toàn , dễ dùng hơn đó là ampe kìm. Thông thường một chiếc ampe kìm có thể đo được những giá trị dòng điện từ mA đến vài trăm A vơi một thao tác đơn giản là kẹp kìm vào một sợi dây của mạch điện

su dung ampe kìm
Thao tác sử dụng ampe kìm rất đơn giản
c) Máy hiện sóng
       Đây là một thiết bị đo điện cao cấp và đắt tiền, nó được dùng để quan sát dạng sóng của tín hiệu điện từ đó người kỹ sư có thể biết được biên độ điện áp, tần số, chu kỳ, dạng sóng, dải tần cắt, quá trình biến đổi của điện áp theo thời gian...Việc sử dụng máy hiện sóng khá phức tạp và đòi hỏi người kỹ thuật viên phải có một trình độ nhất định

su dung may hien song
SỬ DỤNG MÁY HIỆN SÓNG KHÁ PHỨC TẠP
2) Dụng cụ tháo lắp linh kiện điện tử

a) Mỏ hàn điện: 
      Là một dụng cụ không thể thiếu đối với người sửa chữa phần cứng khi máy móc bị trục trặc. Đây là thiết bị tạo ra nhiệt độ cao trên một mũi kim loại ( đầu hàn) để làm tan thiếc dưới chân linh kiện trên mạch in khi muốn tháo linh kiện ra hoặc để làm thiếc bám vào bảng mạch khi hàn linh kiện vào. Mỏ hàn điện có ba loại chính đó là mỏ hàn xung, mỏ hàn nung trực tiếp, mỏ hàn nung thông qua biến áp.

mo han nung bien ap
Mỏ hàn nung biến áp

mo han nung truc tiep
Mỏ hàn nung trực tiếp

mo han xung
Mỏ hàn xung
b) Bơm chân không hút thiếc
      Muốn tháo một linh kiên ra khỏi mạch in thì chúng ta phải dùng mỏ hàn làm nóng chảy thiếc trên mối hàn rồi sau đó dùng bơm này hút thiếc lỏng ra khỏi mối hàn. Cấu tạo bơm chân không này rất đơn giản giống như một cái xilanh được gắn thêm lò xo để kéo pittong lên tạo áp xuất thấp hút thiếc lỏng vào bên trong ống.


c) Nhíp gắp linh kiện
 
     Kỹ thuật điện tử ngày càng hiện đại và tiên tiến cho nên các bảng mạch điện tử sử dụng rất nhiều linh kiện nhỏ bé. Để có thể thao tác giữ, gắp, nhà chân những linh kiện này thì chúng ta cần nhíp để giữ linh kiện. Nhíp gắp có thể được làm bằng nhựa dẻo và thép không gỉ có độ đàn hồi cao. Với những linh kiện nhạy cảm với tĩnh điện thì cần sử dụng nhíp làm bằng nhựa để tránh làm hỏng linh kiện.

Nhíp gắp linh kiện chuyên dụng
3) Dụng cụ tháo lắp thiết bị 

      Các thiết bị máy móc điện tử đều được lắp ráp bằng bu lông, ốc vít, chốt cài, cựa ... do đó những thiết bị này cần được tháo lắp bằng kìm, tuốc nơ vit, cờ lê, lục năng, búa, kìm mỏ nhọn, kìm chết...Là một kỹ thuật viên điện tử chuyên nghiệp thì nên bổ sung những dụng cụ này

dung cu thao lap
CÁC DỤNG CỤ THÁO LẮP THÔNG DỤNG
 4) Nguồn điện một chiều 

      Mỗi một kỹ thuật viên lên có một bộ nguồn một chiều để làm nguồn nuôi kiểm tra bảng mạch  hoặc làm nguồn nuôi cho những bo mạch mình thiết kế kiểm tra thử nghiệm. Một bộ nguồn nuôi có công suất khoảng 100W và điện áp có thể biến đổi từ 3.3V đến 36 V là một bộ nguồn thí nghiệm lý tưởng. Lên chọn bộ nguồn nào có đồng hồ báo điện áp, báo dòng điện đồng thời có chế độ bảo vệ ngắn mạch. Nếu bạn là một kỹ sư điện tử thì bạn có thể mua biến áp , linh kiện điện tử để tự ráp bộ nguồn này.

BỘ NGUỒN NUÔI MỘT CHIỀU ĐIỆN TỬ


Tổng kết:
       
       Phần trên tôi đã nói chi tiết về những thiết bị, công cụ cần có cho những người muốn học tập và làm việc với thiết bị điện tử. Tùy từng điều kiện, sở thích của bạn mà chọn cho mình những công cụ phù hợp nhất. Không có những công cụ hỗ trợ trên sẽ làm bạn làm việc kém hiệu quả và chuyên nghiệp, đôi khi sẽ làm bạn mất thời gian với những sự cố đơn giản nhất. Nếu bạn cần tư vấn về mua những dụng cụ trên sao cho với chi phí tối ưu mà mua được những công cụ có chất lượng tốt thì liên hệ với tôi ---> liên hệ với tôi
Share:
Google Account Video Purchases Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU