Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Hướng dẫn sửa chữa nồi cơm điện cơ

Nồi cơm điện cơ hiện nay được nhiều người sử dụng vì có nhiều ưu điểm như nhỏ gọn rẻ tiền, phù hợp với các bạn sinh viên. Nồi cơm điện cơ có nhiều loại khác nhau nhưng nó có chung cấu tạo. Việc hiểu biết cấu tạo và nguyên lí hoạt động sẽ giúp bạn sử dụng nồi cơm điện đúng cách cũng như có thể sửa chữa khi gặp trục trặc. Với bài viết này tôi sẽ giúp các bạn tự sửa nồi cơm điện cơ tại nhà mà không cần tốn công đem đến các hiệu sửa dù chỉ là các lỗi rất nhỏ có thể tự sửa được.
CHÚNG TA BẮT ĐẦU BÓC TEM:
- Trước tiên chúng ta quan sát từ bên ngoài rồi đến bên trong, chúng ta tháo ốc vít từ đáy nồi ra sẽ thấy được cấu tạo của chiếc nồi cơm điện cơ.
1- Cần gạt: Đây là cái nãy kim loại có cấu tạo như một chiếc đòn bẩy, một đầu của nó thò ra ngoài vỏ và gắn nút nhựa(đó là cái nút mà chúng ta hay nhấn nồi cơm khi nấu).
2- Tiếp điểm công tắc: Đóng vai trò như một công tắc.
3- Đầu cực mâm nhiệt: là cái mâm nhiệt ở đáy nồi (cấu tạo là một dây điện trở đốt nóng được đút kín trên 1 mâm kim loại )
4- Ố cắm: Là nơi để cắm điện khi sử dụng.
5- Vỏ nồi trong: Định vị và ôm khít cái xoong.
6- Công tắc từ cảm biến nhiệt: Khi chúng ta bỏ xoong vào nồi vẫn nhìn thấy 1 cái núm hình trụ ở giữa nồi có thể nhấn lên nhấn xuống. Có tác dụng là nhận biết thời điểm cơm cạn nước.
7- Dây đốt nóng phụ: Dây này có chức năng ủ ấm khi cơm chín và nhảy về nấc  Keep Warm.
8- Vỏ nồi ngoài: Định hình nên hình dạng nồi, cũng như cách nhiệt giữ xoong với hình dạng bên ngoài.
TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG ẮC HẲN SẼ GẶP NHỮNG VẤN ĐỀ TRỤC TRẶC CHÚNG TÔI SẼ HƯỚNG DẪN CÁC BẠN CÓ THỂ TỰ THÁO VÀ SỬA CHỮA CHIẾC NỒI CƠM ĐIỆN CƠ VỚI NHỮNG TRƯỜNG HỢP CƠ BẢN NHẤT.
A- Khi nhấn công tắc đèn (1) có sáng nhưng một lúc sau đèn lại tắt, cần gạt trở về vị trí cũ do đó cơm không chín. Trục trặc này là do tiếp điểm chính tiếp xúc không tốt.
-Khắc phục: Dùng giấy nhám mịn kéo lên kéo xuống ở tiếp điểm chính cho hết lớp oxi hóa, nếu tiếp điểm bị hở dùng tay ấn nhẹ để hai tiếp điểm chính tiếp xúc tốt(2).
B- Khi nhấn công tắc, đèn báo sáng nhưng nồi không nóng. Nguyên nhân là do dây nguồn vào điện trở chính bị cách điện do lâu ngày bị rỉ sét, không có dòng điện chạy qua.
-Khắc phục: Ta phải thay dây nối vào điện trở(3).
C- Thời gian nấu cơm lâu hơn bình thường, nguyên nhân do ta dùng nồi lâu ngày đáy nồi biến thành màu đen hoặc màu vàng, làm hệ số truyền nhiệt kém.
-Khắc phục: Dùng giấy nhám mịn chà đều trên bề mặt của đáy nồi làm cho đáy nồi hết các vết đen. Tuyệt đối không dùng dao hoặc vật bằng kim loại cứng để cạo.
D- Khi nhấn phím công tắc, có lúc đèn báo sáng có lúc không hoặc nhấn mấy cái đèn mới sáng. Nguyên nhân là do thời gian sử dụng lâu ngày, ổ cắm công tắc(4) bị lỏng.
-Khắc phục: Tháo nắp công tắc dưới đáy nồi vặn chặt các chỗ ốc vít, các dây nối bị lỏng lại.
E- Cơm nấu chín rồi mà cần gạt của phím công tắc không trở về vị trí ban đầu. Nguyên nhân là bề mặt của đáy nồi và bề mặt của điện trở chính cấp nhiệt bị biến dạng hoặc tiếp điểm của bộ phận duy trì nhiệt bị cháy chập vào nhau không tách ra được.
-Khắc phục: Thay các tiếp điểm mới.
F- Khi nhấn phím công tắc, đèn sáng nhưng cơm chỗ chín chỗ sống. Nguyên nhân là phiến kim loại của bộ phận duy trì nhiệt dùng quá lâu làm cho nhiệt độ duy tì có sự thay đổi, thậm chí không duy trì được nhiệt độ.
-Khắc phục: Điều chỉnh cái ốc vít nhỏ trên bộ phận duy trì nhiệt cho thấp xuống để cho nhiệt độ duy trì được cao hơn.
G- Cắm điện vào nồi cơm điện không lên nguồn
-Khắc phục: Kiểm tra điện trở nhiệt xem có bị đứt hay không nếu đứt thì thay mới, nếu không đứt kiểm tra dây nguồn có bị hư hay không. Dùng đồng hồ VOM để kiểm tra

KẾT LUẬN
- Khi các bạn đã biết được cấu tạo của 1 nồi cơm điện cơ và dựa vào kinh nghiệm sửa chữa mà chúng tôi hướng dẫn như trên thì các bạn có thể tự sửa chữa nồi cơm điện ở nhà mà không cần đem ra trung tâm sửa chữa và đó là nền tản để tự sửa nồi cơm điện tử. Các bài viết khác về sửa chữa của chúng tôi


Share:

Hướng dẫn lựa chọn camera quan sát cho cá nhân và doanh nghiệp

Với xã hội này nay việc trang bị hệ thống camera quan sát không phải là thứ xa xỉ đối với người tiêu dùng và cũng có nhiều lựa chọn. Việc lựa chọn camera thích hợp với nhu cầu sử dụng là rất quan trong.


1. Xác định đúng nhu cầu.
   - Camera có nhiều chủng loại khác nhau, từ giá vài trăm tới vài triệu đồng, vì vậy các cá nhân hay danh nghiệp cần xác đinh rõ nhu cầu khi lắp đặt hệ thống camera. nếu bạn muốn quan sát trẻ nhỏ người giúp việc cần camera có thể giao tiếp âm thanh hai chiều thì có những dòng camera ip, là đủ nhu cầu.
                                                           
 Còn với những nhu cầu khắc khe hơn như quan sát dây chuyền sản xuất, quan sát nhà cửa,... ở những môi trường khắc nghiệt thì cần những camera có chất lượng chuẩn IP66,67...
có hệ thống đầu ghi chất lượng ổn định của các hãng có tên tuổi như VDTECH, HIKVISION...
                                                                                                           





2. Xác định vị trí lắp đặt, quan sát khoảng cách đối tượng.
   - Trước khi mua camera bạn nên tìm hiểu vị trí lắp đặt, vì có nhiều loại camera có góc quay, mức chịu đựng thời tiết, chống ngược sáng khác nhau.










3. Chọn loại có hồng ngoại.(IR)
  - Camera hiện nay đều có gắn hồng ngoại, mỗi camera có mỗi loại hồng ngoại khác nhau. Hồng ngoại giúp camera có thể quan sát được ban đêm, nơi có ánh sáng yếu.
IR là vô hình với mắt người  nhưng không phải đối với cảm biến của camera.
- Có nhiều chuẩn về hồng ngoại:
+ IR LED
+ IR ARRAY LED
+ IR LASER LED
+ EX IR LED
Trong đó IR LED là thường được dùng cho camera đời cũ giá rẻ, IR ARRAY LED được dùng cho camera có dây hiện nay những camera giá rẻ đều được tích hợp, hai loại IR LASER LED và EX IR LED được dùng cho dòng camera cao cấp.

                                         HTQelectric đem công nghệ tới ngôi nhà của bạn.
Share:

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

ĐẶC ĐIỂM CỦA RAM, ROM, EPROM TRONG KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ

I. Đặc điểm cơ bản của RAM

- RAM có thể viết thông tin hoặc dữ liệu ( 0 hay 1) trong bộ nhớ RAM. Sao đó, các dự liệu có thể được đọc hoặc xuất ra.
- RAM cũng được gọi là bộ nhớ đọc/ghi.
- RAM có thể truy cập ngẫu nhiên bất kì vị trí nhớ và đọc nội dung hay ghi dữ liệu vào RAM.
- RAM không thể sử dụng cho việc lưu trữ lâu dài  vì nó sẽ mất dữ liệu khi ngắt nguồn điện cung cấp cho vi mạch. Do đó RAM thường được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời.

II. Đặc điểm cơ bản của bộ nhớ ROM

 Note: Unlike Random Access Memory (RAM), ROM is non-volatile, which means it keeps its contents regardless of whether or not it has power.
- ROM là IC nhớ không thay đổi dữ liệu, nó thường có chứa sẵn dữ liệu kỹ thuật số.
- Chương trình và dữ liệu được ghi từ trước, không thể ghi thông tin mới vào được.
- Quá trình ghi thông tin vào ROM được gọi là lập trình ROM.
- Một số ROM được lập trình bởi nhà sản xuất thực hiện. Những loại khác người dùng có thể tự lập trình vào nó.
- Các bộ nhớ ROM được sử dụng trong nhiều ứng dụng.
- Mỗi máy vi tính phải có một số chương trình cơ bản được lưu trữ trong ROM, khi mở nguồn cung cấp, nó sẽ được truy cập vào ROM để khỏi động.
- Bộ nhớ ROM có chứa một hệ thống và chương trình, ví dụ: trò chơi điện tử, các chương trình trò chơi từ đơn giản đến nâng cao.
- ROM cũng có thể được sử dụng để chuyển mã ra dạng mã khác.
- Chúng có thể được sử dụng lưu giữ các bảng biểu.
- Chúng có thể được sử dụng như máy phát kí tự ( tạo alphanumerics và các ký hiệu đồ họa ).

III. Đặc điểm cơ bản của EPROM

- Trong môi trường có sự thay đổi thiết kế thường xuyên, EPROM là rất thích hợp trong trường hợp này nó có thể xóa được và lập trình lại nhiều lần.
- Dùng tia ánh sáng cực mạnh (UV) chiếu lên cửa sổ trong suốt trên bề mặt EPROM trong thời gian khoảng 30P thì nội dung đã ghi trong nó được xóa hoàn toàn.
- Sau khi EPROM được xóa hoàn toàn, nó có thể được tái lập trình, sử dụng lập trình như một PROM. Để bảo vệ chương trình khi ghi xong nên dùng giấy màu đen dán lên cửa sổ của EPROM. Điều này là để ngăn ngừa tia UV xóa dữ liệu của nó.
- Ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ xóa nội dung của nó trong vài tuần, ánh sáng UV từ đèn huỳnh quang trong một vài năm.
HTQELECTRIC CHUYÊN CUNG CẤP CÁC THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP, TƯ VẤN CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ.
Share:

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

HỌC ĐIỆN TỬ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU???

1. Nắm vững những cái cơ bản nhất như định luật Ohm, dòng điện, điện áp, hiệu điện thế, tần số, biên độ điện trở, tổng trở, điện cảm, cảm kháng, điện dung, dung kháng, tự cảm, từ trường, đường sức từ, lực điện từ,... Cái gốc không vững về sau sẽ hỏi những câu ngớ ngẩn.
- Hãy lấy gốc làm trọng, đừng nghĩ cái gì vĩ mô và cao siêu khi mới bắt đầu.
2. Thuộc lòng các kí hiệu của linh kiện điện tử và các ký hiệu quy ước về nguồn, gnd, mass, điểm kết nối, ký hiệu cổng logic, OP Amp... Biết đọc và phân tích sơ đồ mạch điện sẽ giúp bạn tư duy phân tích lỗi rất nhanh. Nhiều người không thể đọc và hiểu được các sách kỹ thuật điện tử vì thiếu kỹ năng đọc, phân tích sơ đồ mạch điện.
3. Học cách sử dụng đồng hồ vạn năng chuyên nghiệp từ đồng hồ kim đến đồng hồ số cho đến các máy hiện sóng. Nếu bạn hiểu nguyên tắc đo lường của các dụng cụ thì bạn sẽ biết cách kiểm tra kinh kiện và mạch điện một cách tối ưu.
4. Từ những linh kiện rời rạc hãy kết nối thành mạch chức năng như mạch nguồn, mạch khuyết đại, mạch so sánh, mạch dao động, mạch biến đổi ADC, DAC, mạch cảm biến,...
- Hãy học để có thể làm chủ (Biết tính toán và bắt các mạch điện hoạt động theo ý mình với độ ổn định cao). Nếu học như một con vẹt copy sơ đồ trên mạng rồi làm theo thì rốt cục bạn sẽ chẳng hiểu gì(dĩ nhiên điều này sẽ làm trôi chảy công việc của bạn trước mắt).
- Tóm lại là tùy mục đích mà chọn cách học cho phù hợp.
5. Điều quan trọng, để có thể thu được tiền từ những gì đã học được. Đó là bạn phải áp dụng lý thuyết vào thực tế. Lý thuyết chay chỉ thích hợp cho giảng đường, trong cuộc sống thực không cần bạn nói hay mà cần bạn giải quyết được nhu cầu của họ như thiết kê mạch điện theo yêu cầu, sửa chữa tv, bếp từ, nồi cơm, lò vi sóng, máy giặt, amly, máy hàn, máy xay... Túm lại là 4 bước trên để phục vụ cho bước này. Tuy nhiên nếu 4 bước trên bạn làm tốt thì việc sửa mấy đồ gia dụng không khó như bạn nghĩ. Và đặt biệt là sửa được đa dạng các loại bo mạch cho nhiều loại máy khác nhau.
- Còn vấn đề nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm chinh chiến.

HTQELECTRIC chuyên cung cấp các thiết bị điện điện tử.

Share:

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

CÁC CÔNG CỤ CẦN CÓ ĐỂ SỬA CHỮA BẾP TỪ.

1. Đồng hồ vạn năng.
- Là một thiết bị quan trọng bậc nhất khi đến với nghề điện tử (còn được gọi là VOM), đây là một dụng cụ cho phép người kỹ thuật viên đo được những đại lượng điện cơ bản như hiệu điện thế, điện trở, cường độ dòng điện... Các đồng hồ vạn năng hiện đại còn có thể đo được nhiệt độ, trị số tụ điện, diode, hệ số khuếch đại của transistor, trị số cuộn cảm, tần số...
2. Ampe Kìm.
- Mặc dù một chiếc đồng hồ vạn năng có khả năng đo dòng điện nhưng sử dụng chức năng này khá phức tạp và không an toàn nên người ta sử dụng một thiết bị đo an toàn, dễ dùng hơn đó là ampe kìm. Thông thường một chiếc ampe kìm có thể đo được những giá trị dòng điện từ mA đến vài trăm A với một thao tác đơn giản là kẹp kìm vào một sợi dây của mạch điện. Với một bếp từ đơn thì dòng điện hoạt động ổn định của bếp khi có nồi là từ 6 đến 10A. Nếu vượt quá 10A thì cần xem lại mạch điện trong bếp.
3. Mỏ hàn điện
- Là một dụng cụ không thể thiếu đối với người sửa chữa phần cứng khi máy mốc bị trục trặc. Đây là thiết bị tạo ra nhiệt độ cao trên một mũi kim loại (đầu hàn) để làm tan thiết dưới chân linh kiện trên mạch in khi muốn tháo linh kiện ra hoặc để làm tan thiết bám vào bảng mạch khi hàn linh kiện vào. Mỏ hàn điện có ba loại chính đó là mỏ hàn xung, mỏ hàn nung trực tiếp, mỏ hàn nung thông qua biến áp.
a. Mỏ hàn nung biến áp



 b. Mỏ hàn nung không qua biến áp
c. Mỏ hàn xung
4. Bơm chân không hút thiếc(Hút chì)
- Muốn tháo một kinh kiện ra khỏi mạch in thì chúng ta phải dùng mỏ hàn làm nóng chảy thiếc trên mối hàn rồi sau đó dùng máy bơm này hút thiếc lỏng ra khỏi mối hàn. Cấu tạo bơm chân không này rất đơn giản giống như môt cái xilanh được gắn thêm lò xo để kéo pittong lên tạo áp xuất thấp hút thiết lỏng vào bên trong ốc.
5. Nhíp gắp linh kiện
- Kỹ thuật điện tử ngày càng hiện đại và tiên tiến cho nên các bảng mạch điện tử sử dụng rất nhiều linh kiện nhỏ bé. Để có thể thao tác giữ, gắp, hàn chân những linh kiện này thì chúng ta phải cần nhíp để giữ linh kiện. Nhiếp gắp có thể được làm bằng nhựa dẻo và thép không gỉ có độ đàn hồi cao. Với những linh kiện nhạy cảm với tĩnh điện thì cần sử dụng nhíp làm bằng nhựa để tránh làm hỏng linh kiện.
6. Dụng cụ tháo lắp thiết bị.
- Các thiết bị máy móc điện tử đều được lắp ráp bằng bu lông, ốc vít, chốt cài, cựa... do đó những thiết bị này cần được tháo lắp bằng kìm, tuốc nơ vít, cờ lê, lục năng, búa, kìm mỏ nhọn, kìm chết... Là một kỹ thuật viên điện tử chuyên nghiệp thì nên có những dụng cụ này.
NHỮNG DỤNG CỤ, THIẾT BỊ KỂ TRÊN RẤT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI MỘT KĨ THUẬT VIÊN ĐIỆN TỬ. TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC BẠN NÊN BẢO DƯỠNG GIỮ GÌN ĐỂ GIÚP CHÚNG TA SỬ CHỮA CÁC THIẾT BỊ MỘT CÁCH CHÍNH XÁC TRÁNH SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH SỬA CHỮA VÀ ĐO ĐẠC.
HTQELECTRIC - LUYỆN TẬP TẠO NÊN SỰ HIỂU QUẢ


Share:

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Tìm hiểu về tụ điện, một linh kiện cơ bản trong kỹ thuật điện tử

Với bài viết trước tôi đã nói về điện trở, một linh kiện không thể thiếu trong mạch điện. Nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn thêm một linh kiện cơ bản khác có vai trò quan trọng không kém gì về điện trở đó là Tụ Điện. Tụ điện được ký hiệu

Cấu tạo:
- Tụ thường(tụ không phân cực):
- Về cấu tạo, tụ không phân cực gồm các lá kim loại xen kẽ với các lá làm bằng chất cách điện gọi là chất điện môi. Tên của tụ được đặt theo tên chất điện môi như tụ giấy, tụ gốm, tụ mica, tụ dầu,...
- Giá trị của tụ thường có điện dung từ 1.8pf tới 1uf(microfara), khi giá trị điện dung lớn hơn thì kích thước của tụ khá lớn nên khi đó chế tạo loại phân cực tính sẽ giảm được kích thước đi một cách đáng kể.
- Tụ Điện Phân

Cấu tạo gồm 2 điện cực tách rời nhau nhờ một màng mỏng chất điện phân, khi có điện áp tác động lên hai điện cực sẽ xuất hiện một màng oxit kim loại không dẫn điện đóng vai trò như lớp điện môi.
Lớp điện môi càng mỏng kích thước của tụ càng nhỏ mà điện dung càng lớn. Đây là loại tụ có cực tính được xác định và đánh dấu trên thân tụ, nếu nối ngược cực tính lớp điện môi có thể bị phá hủy và làm hỏng tụ(nổ tụ). Tụ điện phân dễ bị rò điện do lượng điện còn dư.
- Tụ hóa có cấu tạo đặc biệt, vỏ ngoài bằng nhôm làm cực âm, bên trong vỏ nhôm có thoải kim loại (đồng hoặc nhôm) làm cực dương. Giữa cực dương và cực âm là chất điện phân bằng hóa chất (thường là Axitboric) nên gọi là tụ hóa.
- Cách ghi và đọc tham số trên tụ điện
       + Các tham số ghi trên thân tụ điện gồm điện dung ( có kèm theo dung sai ), điện áp làm việc, và có thể cả dải nhiệt độ làm việc và hệ số nhiệt TCC.
 a) Cách ghi này áp dụng cho tụ có kích thước lớn như tụ hóa, tụ mica


ví dụ:
Trên hình bên ghi 1000micro fara. 25v có nghĩa là tụ điện có điện dung 1000micro fara, điện áp một chiều lớn nhất mà tụ chịu được là 25v.





b) Cách ghi theo quy ước
  Cách ghi này dùng cho tụ có kích thước nhỏ, gồm các số và chữ với một số kiểu quy ước như sau:
Với loại tụ ký hiệu bằng 3 chữ số và một chữ cái.
+ Đơn vị là pF
+ Chữ số cuối cùng chỉ số số 0 thêm vào
+ Chữ cái chỉ dung sai




Ví dụ: Tụ trong hình tụ gốm có trị số điện dung là 15*104pF = 150nF

   


Trong hình tụ mica có trị số điện dung là 100pF, sai số (+-10%), điện áp chịu đựng là 300VDC.                                    
Trong kỹ thuật điện tử thông thường tụ điện thường có dung sai từ (+-5%) đến (+-20%).
Ghi theo quy ước vạch màu hoặc chấm màu.(gần giống như điện trở)
 Loại 4 vạch màu
Vạch 1, 2 là số thực có nghĩa
Vạch 3 là chỉ số số 0 thêm vào (với đơn vị pF)
Vạch 4 chỉ điện áp làm việc
Loại 5 vạch màu
Vạch 1, 2 là số thực có nghĩa
Vạch 3 là chỉ số 0 thêm vào (với đơn vị pF)
Vạch 4 chỉ dung sai
Vạch 5 chỉ điện áp làm việc
Tương tự như điện trở, tụ điện chỉ được sản xuất với các trị số điện dung tiêu chuẩn với các số thứ nhất và thứ 2 như sau:
Do vậy để có trị số điện dung mong muốn cần mắc tụ theo kiểu nối tiếp, song song hay hỗn hợp.
- Các kiểu ghép tụ
a. Tụ điện ghép nối tiếp
Khi ghép các tụ nối tiếp ta sẽ có trị số điện dung và điện áp làm việc của tụ tương đương như sau: 

Ta có công thức: (1/C3)=(1/C1)+(1/C2)
                            U = U1+U2
+ Tụ ghép nối tiếp sẽ làm điện áp tăng điện áp làm việc nhưng làm giảm tri số điện dung.
Chú ý: Khi nối tiếp tụ hóa cần chú ý tới chiều của tụ điện cực âm trước rồi tới cực dương tụ sau.
b. Tụ điện mắc song song
Công thức tính điện dung và điện áp làm việc của tụ tương đương như sau:
                                                C3 = C1+C2
                                                U=min.(U1.U2)

C. Ứng dụng của tụ điện
Tụ điện được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực kĩ thuật điện và điện tử.
- Cho điện áp xoay chiều đi qua, ngăn điện áp một chiều lại.
- Lọc điện áp xoay chiều sau khi được chỉnh lưu, thành điện áp một chiều bằng phẳng.
D. Các thông số cần quan tâm tới tụ điện.
 Tụ điện chỉ ghi điện dung(F) và điện áp(U) không có giá trị dòng điện (I): là vì dung kháng của tụ phụ thuộc vào tận số. mà dòng DC thì tần số bằng 0 suy ra dung kháng sẽ bằng vô cực nên dòng qua tụ sẽ rất nhỏ nên không ảnh hưởng tới tụ.
 Độ chính xác: Khi thiết kế, sửa chữa mạch ta cần chú ý tới trị số của tụ điện, độ chính xác càng cao thì mức độ thành công càng lớn.
- Điện áp hoạt động: khi thiết kế, sửa chữa phải chú ý tới điện áp hoạt động của tụ điện nguồn cấp cho tụ để thay thế cho hợp lý.
TỔNG KẾT
- Tụ điện là một linh kiện cơ bản trong mọi mạch điện tử. Muốn nắm vững về tụ điện phải chú ý tới những vấn đề sau:
+ Vai trò, cấu tạo, ứng dụng của tụ điện.
+ Nhận diện và phân loại được tụ điện ngoài thực tế
+ Hiểu được giá trị ghi trên tụ điện
 HTQ ELECTRIC. LUYỆN TẬP TẠO NÊN SỰ HOÀN HẢO



Share:

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG(Đồng Hồ Kim)

Khi tiếp xúc với lĩnh vực điện tử biết cách sử dụng chiếc đồng hồ vạn năng là kĩ năng quan trọng đối với một kĩ thuật viên điện tử. Kĩ thuật điện tử là một lĩnh vực đòi hỏi tư duy cao, và bạn không thể nhìn và biết được máy móc bị sự cố như thế nào khi nhìn bằng mắt thường được nhưng nhờ vào chiếc đồng hồ vạn năng thì bạn có thể dể dàng và tự tin sửa chữa những thiết bị khi chúng bị hỏng hóc, sau đây tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng chiếc đồng hồ vạn năng.
                                                           Một kiểu đồng hồ vạn năng

- Thông thường đồng hồ vạn năng có 3 chức năng chính là đo điện áp, đo điện trở, và đo dòng điện. Vì điện có tính chất vô hình nên chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến chiếc đồng hồ vạn năng này thông qua chiếc kim quay và mặt hiển thị của nó. Ngày nay các nhà sản xuất đã tích hợp vào đồng hồ vạn năng nhiều chức năng khác như đo logic, kiểm tra pin, đo thông mạch, đo hệ số khuếch đại của transistor...
Tôi sẽ hướng dẫn chi tiết về chiếc đồ hồ vạn năng được sử dụng như thế nào.

 Các bạn nhìn vào hình tôi đã đánh số thứ tự cho các bạn dễ thấy.
(1) COM, N: Đây là lỗ cắm dây đo đen, là dây dùng chung cho mọi chức năng đo.
(2) DCmA: Thang đo dòng điện một chiều.
(3) DCV: Thang đo điện áp một chiều. Dùng để đo pin, ắc quy, các bộ nguồn chỉnh lưu..
(4) Khi kim bị lệch bạn dùng tua vít vặn chỉnh lại kim cho đúng vị trí ban đầu. Để đo được chính xác hơn.
(5) Kim chỉ thị: Cho người dùng biết giá trị cần đo.
(6) ACV: Thang đo điện áp xoay chiều, được dùng đo nhiều điện áp nguồn xoay chiều chưa cấp chỉnh lưu.
(7) Núm tinh chỉnh zero: Trong chế độ đo Ohm thì khi chập que đen que đỏ lại thì kim phải đưa về giá trị 0 (zero). Nếu chưa về 0 thì vặn núm này cho được thì thôi.
(8) Thang đo transistor: Cắm các chân của transistor vào để biết độ khuếch đại dòng của transistor.
(9) Thang đo Ohm: Khi muốn đo giá trị điện trở thì vặn núm xoay về thang đo này.
(10) P, +: Lỗ cắm dây đo màu đỏ được dùng để đo các than đo điện áp, đo điện trở, đo logic, đo thông mạch, kiểm tra pin và đo dòng điện nhỏ.
 SAU ĐÂY TÔI SẼ HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG CHI TIẾT.
1) Đo điện áp một chiều: 
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo DCV và chọn giá trị lớn nhất để đo nếu bạn chưa biết điện áp cần đo là bao nhiêu. Cắm hai que đo vào điểm cần đo điện áp và nhìn kim chỉ thị ở vạch DCV.
Lưu ý: Khi đo nhớ đặt kim đúng chiều que đen ở mass, que đo ở điện áp dương, nếu đo sai vị trí có thể làm giảm tuổi thọ của đồng hồ.
2) Đo điện áp xoay chiều:
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo ACV và chọn giá trị lớn nhất để đo nếu bạn chưa biết điện áp cần đo là bao nhiêu. Cắm hai que đo vào điểm cần đo điện áp và nhìn kim chỉ thị ở vạch ACV.
Lưu ý: Khi đo nhớ kiểm tra kĩ thang đo mình cần đo, sơ ý sẽ gây ra cháy đồng hồ.
3) Đo điện trở:
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo Ohm và chọn một giá trị gần với giá trị điện trở để đo nếu chưa biết giá trị điện trở cần đo nằm ở khoảng nào thì chọn từ thang đo nhỏ nhất là X1. Chập hai que đo lại với nhau và tinh chỉnh núm xoay(7) để đưa kim về vị trí 0. Sau đó đưa hai que đo vào hai đầu điện trở rồi quan sát kim chỉ thị để đọc kết quả đo.
4) Đo dòng điện một chiều giá trị nhỏ mA
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo DCmA và chọn một giá trị lớn nhất để đo nếu chưa biết giá trị dòng điện cần đo nằm trong khoảng nào. Cho hai que đo vào 2 điểm mà trước đó bạn đã tách ra khỏi mạch điện kín rồi quan sát kim hiển thị và đọc kết quả đo.
5) Đo thông mạch
- Cắm que đen vào lỗ COM(-), que đỏ vào lỗ P(+). Vặn núm xoay về thang đo Ohm và chọn giá trị X1. Sau đó đưa hai que đo vào hai đầu dây dẫn nếu kim lên là thông mạch còn kim không lên là bị đứt
Vậy là tôi đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng đồ hồ vạn năng loại đồng hồ kim một cách chi tiết. Có rất nhiều bài viết hướng dẫn trên internet nhưng nếu bạn thấy bài viết của tôi có ích hãy chia sẽ cho bạn bè và để lại nhận xét dưới bài viết để tôi có thể làm tốt hơn nữa. Chúc các bạn thành công.
Nếu bạn đang muốn học sử dụng đồng hồ vạn năng để sửa bếp từ thì có thể kham khảo tài liệu này:
---> TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬA BẾP TỪ CHUYÊN SÂU
                                            LUYỆN TẬP TẠO NÊN SỰ HIỆU QUẢ

 

Share:

BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU